Cúng đầy tháng là một trong những nghi thức quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý để đánh dấu sự khởi đầu của mỗi bé. Một trong những điều quan trọng hàng đầu trong nghi thức này chính là mâm cúng đầy tháng.

Chi tiết về mâm cúng này sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn ngay sau đây.

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng

Mâm cúng đầy tháng cho bé mang đến ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo tín ngưỡng của dân gian ta thì mỗi đứa bé ra đời đều được che chở bởi 13 bà tiên. Trong đó, sẽ có 12 bà Mụ và có 1 bà chúa thai sinh. 

Mỗi bà mụ trên đây đều đại diện cho các bộ phận trên cơ thể của bé. Còn bà chúa thai sinh là đại diện cho người coi sóc và phù hộ cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, bé sinh ra đời mẹ tròn con vuông là nhờ có sự che chở, cưu mang và phù hộ từ 12 bà tiên. 

Cúng đầy tháng cho bé cũng là mang ý nghĩa chính để cảm ơn sự che chở từ 13 bà tiên trên đây. Nghi thức được thực hiện với sự chỉn chu từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Ngoài ra, ở một số địa phương sẽ có văn hóa và tín ngưỡng lâu đời khác nhau. Có nơi sẽ cúng 12 bà tiên và Đức ông đã phù hộ. Bởi Đức ông được biết đến là thần canh giữ cửa Chùa và luôn bảo hộ cho mọi trẻ em. Cúng Đức ông trong lễ cúng đầy tháng vừa cảm ơn và cấu mong vị thần này sẽ tiếp tục phù hộ cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, viên mãn.

Nghi lễ và mâm cúng đầy tháng cho bé mà bố mẹ nên biết

Cách tính ngày đầy tháng cho bé trai, bé gái chuẩn

Có thể thấy rằng, cúng đầy tháng cho mọi đứa trẻ đều mang ý nghĩa quan trọng đối với sự bắt đầu và phát triển của bé. Bố mẹ trước khi chuẩn bị lễ cúng cho bé, mâm cúng đầy tháng cho bé cần phải biết cách tính ngày chính xác.

Ngày cúng mụ cho bé

Phụ huynh cần lưu ý ngày cúng mụ cho bé sẽ phải tính theo lịch Âm. Tương ứng với giới tính của bé sẽ có cách tính ngày cúng mụ khác nhau. Thường thì ở một số địa phương sẽ thực hiện theo nguyên tắc “Nam thêm 2, nữ sụt 1”.

Cụ thể, nếu bé có giới tính nam thì ngày cúng đầy tháng sẽ là 1 tháng tròn và cộng thêm 2 ngày. Đối với bé gái thì sẽ là 1 tháng theo âm lịch và lùi lại 1 ngày.

Cách chọn ngày như trên đây cũng biểu thị được những mong ước từ phụ huynh đối với sự hình thành về tính cách của bé. Người xưa cho rằng nam giới thì phải mạnh mẽ, phải đi trước, phải mạnh dạn. Ngược lại, người con gái cần nhẹ nhàng, nhường nhịn và biết lui giữ cho gia đình êm ấm.

Giờ tiến hành lễ cúng đầy tháng

Bên cạnh ngày cúng mụ thì giờ cúng đầy tháng cũng cần được xem xét cẩn thận. Thường thì gia đình cần nhờ thầy xem xét giờ cúng hợp với tuổi và bản mệnh của bé. Thường thì sẽ chọn các khung giờ tốt như 7-11h hoặc 15-19h.

Chọn địa điểm cúng đầy tháng

Gia đình nên đặt mâm cúng đầy tháng ở trên mặt đất và đặt trước bàn thờ tổ tiên. Cùng với đó, mâm cúng cần phải đặt hướng r phía cửa chính của gia đình. Ngoài ra, gia đình cũng có thể chọn đặt mâm cúng tại phòng ở gần chỗ nằm của bé nhé

Gợi ý mâm cúng đầy tháng

Thông tin về thời gian, địa điểm mà gia đình nên tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé đã chi tiết trên đây. Vậy bố mẹ cần lưu ý chuẩn bị những gì để mâm cúng mụ cho bé được đầy đủ nhất?

bạn cần quan tâm:

Hướng dẫn cách cúng thôi nôi miền nam chuẩn nhất

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai

Nghi lễ và mâm cúng đầy tháng cho bé mà bố mẹ nên biết

Cúng đầy tháng cho bé trai thì gia đình cần chuẩn bị 2 bàn. 1 bàn nhỏ để phía trên để bày các lễ vật cúng Đức ông, bàn lớn còn lại để cúng 12 bà mụ. Vị trí của 2 bàn cần đặt cách nhau khoảng 10cm.

Mâm cúng đầy tháng bé trai ở bàn cúng 12 bà mụ:

  • 12 chén chè đậu trắng
  • 12 đĩa xôi
  • 12 bát cháo nhỏ
  • 12 ly nước
  • 2 đĩa bánh hỏi
  • 12 đĩa bánh kẹp
  • 2 kg thịt quay chi thành 12 đĩa
  • Tiền giấy, hàng mã

Ở bàn cúng Đức ông cần có các lễ vật như sau đây:

  • 1 con gà luộc bày trí chéo cánh
  • 1 bát cháo lớn 
  • 1 bát chè lớn
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1 miếng thịt quay
  • 1 đĩa lớn gồm 5 loại quả bất kỳ
  • Trầu, cau, giấy tiền và rượu

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Để mâm cúng mụ bé gái đầy đủ các lễ vật gia đình lưu ý chuẩn bị các lễ vật sau đây:

  • 5 loại quả bất kỳ
  • Hoa tươi
  • Hương, đèn cầy
  • Gạo tẻ và muối hạt
  • 12 chén nước lọc
  • 12 ly rượu
  • Trầu cau
  • Thịt lợn quay
  • 1 con gà luộc
  • Xôi đậu hoặc có thể thay bằng xôi gấc
  • Kẹo, bánh
  • Chè trôi nước
  • Giấy cúng đầy tháng, tiền giấy vàng mã

Tương tự như bày trí với mâm cúng đầy tháng cho bé trai thì khi làm lễ cho bé gái cũng cần chuẩn bị 2 bàn. 1 bàn to để các lễ vật cúng 12 bà mụ và 1 bàn nhỏ cách khoảng 10 phân cúng Đức ông. 

Hướng dẫn chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trên đây thì bố mẹ lưu ý cách bày trí mâm cúng đầy tháng để nghi lễ thực hiện đúng nhé. Theo đó, giữa 2 bàn cần được sắp xếp nhỏ xếp trước, to đặt sau. Các lễ vật cần sắp xếp ngay ngắn và đối xứng với nhau trên bàn cúng.

Cách bày trí mâm cúng đầy tháng

Lễ vật cúng

Chuẩn bị lễ vật cúng là điều mà bố mẹ nên ghi rõ ra giấy để có thể tránh trường hợp bị quên. Ở nội dung trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn các lễ vật chi tiết cho mâm cúng đầy tháng bé trai và gái.

Gia đình cần chuẩn bị lễ vật chu đáo và đầy đủ. Sau khi chuẩn bị thì sắp xếp gọn gàng, cân đối lên bàn cúng tương ứng. Ở mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm văn hóa và món ăn khác nhau. Gia đình có thể tham khảo thêm những người có kiến thức, kinh nghiệm trong vùng. 

Ngoài các lễ vật cúng 12 bà mụ và Đức ông thì gia đình cần chuẩn bị thêm lễ vật cúng Thần Tài, Thổ Địa và Gia Tiên. Trên mỗi mâm cúng này cần có 1 đĩa ngũ quả, 1 bát chè, 1 đĩa xôi, 3 ly nước cùng hương, hoa, tam sên.

Chuẩn bị văn khấn, bài cúng

Ngoài lễ vật thì văn khấn trong lễ đầy tháng của bé cũng nên được chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện. Điều này thể hiện được sự tôn trọng và thành kính của gia đình dành cho bề trên.

Gia đình tham khảo nội dung bài văn khấn cúng đầy tháng

Nghi lễ và mâm cúng đầy tháng cho bé mà bố mẹ nên biết

Sắp xếp mâm cúng đầy tháng

Như ở trên đây chúng tôi đã đề cập, mâm cúng đầy tháng cho bé cần được sắp xếp thành 2 bàn. Một bàn lớn và một bàn nhỏ đặt cách nhau 10cm. Các lễ vật cần được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt và thường có tính đối xứng.

Nghi thức thực hiện cúng đầy tháng

Nghi thức thắp hương và khấn

Đầu tiên, người chủ lễ sẽ đứng ra thắp hương cho tổ tiên và tuyên bố lý do tổ chức nghi lễ. Sau đó sẽ do bố, mẹ của bé thắp 3 nén nhang lên bàn thờ gia tiên. Sau khi thắp hương thì bố mẹ bế bé ra trước và bắt đầu cúng, vái.

Nghi thức khai hoa – hay còn gọi là “bắt miếng”

Sau khi khấn vái thì sẽ bắt đầu nghi thức khai hoa. Em bé sẽ được đặt giữa bàn, chủ lễ bắt đầu rót trà, thắp hương, xin phép khai hoa. Nghi thức này thực hiện với hy vọng đứa bé lớn lên được tốt đẹp, giàu sang, phú quý.

Nghi thức đặt tên con

Sau khi khai hoa thì đến nghi thức đặt tên cho bé. Chủ lễ dùng 2 đồng tiền bạc cổ đẻ gieo vào 1 chiếc đãi sâu lòng. 1 đồng úp, 1 đồng ngửa thì cái tên đó được ơn trên chấp nhận. 

Nếu 2 đồng cùng ngửa hoặc cùng sấp thì gia đình phải gieo lại. Nếu làm như thế 3 lần mà chưa được chứng thì gia đình cần phải đặt tên khác cho đứa bé đó.